Việc nuôi gà đá không giống với việc nuôi gà thịt. Gà thịt hoàn toàn có thể nuôi chung trong cùng một trại, vườn. Tuy nhiên với gà đá thì lại hoàn toàn khác. Khi gà đá đạt đủ độ tuổi sẽ được lên chuồng và thường sống tách riêng với bầy đàn. Mỗi chú gà đá sẽ được sống riêng cho từng chiếc chuồng. Chính vì vậy người chơi gà đá thường phải tốn nhiều chi phí cho việc mua, xây chuồng cho từng chú gà. Vậy bạn có thắc mắc vì sao lại thể hay không? Đó chính là vì bản tính hiếu chiến của những chú gà chọi. Kể cả có là gà chung một mẹ thì chúng vẫn sẵn sàng tử chiến với nhau.
Mục Lục
Gà chọi đủ tháng sẽ được tách chuồng riêng
Thường thì gà con sẽ được ở cùng mẹ cũng như những anh/ chị em khác. Số lượng gà giống nhiều nếu nuôi riêng sẽ rất tốn kém về diện tích lẫn quá trình chăm sóc. Tuy nhiên đến một giai đoạn nhất định cần phải tách nuôi riêng gà chọi. Đối với vấn đề này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như diện tích nuôi của kê sư, cách chăm sóc,…. Nhưng thông thường, gà chọi khoảng 6 tháng tuổi là nên cho ở chuồng riêng.
Lý do gà chọi cần được tách chuồng riêng
Bên cạnh câu hỏi “Gà chọi mấy tháng thì lên chuồng?” cũng có nhiều người thắc mắc tại sao không nuôi gà đá như gà thịt/ gà công nghiệp, ở cùng với nhau như vậy không phải tiết kiệm được diện tích hay sao? Tuy nhiên gà mà bạn nuôi là gà đá, chúng cần phải giữ bản tính hung dữ, máu chiến và “ghét” những con gà khác thì mới tạo nên những trận đấu mãn nhãn và hấp dẫn. Dù muốn hay không thì gà nuôi nhốt chung sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chẳng hạn như:
- Mổ nhau.
- Cắn, đá nhau.
- Mất đi bản tính hung hăng.
- Dễ bùng phát dịch bệnh và không cứu chữa được.
Gà đến một giai đoạn nhất định chúng sẽ có sự phân cấp và bắt đầu cắn mổ nhau. Việc nuôi chung sẽ gây thiệt hại nặng nề, có thể là chết hoặc bị thương tật. Vậy nên gà chọi mấy tháng thì lên chuồng là đều mà mỗi một kê sư cần phải biết và nắm rõ.
Gà chọi trường thành cần được tách chuồng
Gà chọi lên chuồng được xem như giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ bắt đầu vào quy trình, được đầu tư từ chế độ dinh dưỡng cho đến luyện tập, đến khi trưởng thành là phát huy được nhiều ưu điểm nổi bật rồi. Ngoài việc ghi nhớ “gà chọi mấy tháng thì lên chuồng”, anh em cũng nên tham khảo cách chăm sóc như sau:
Gà chọi chuẩn bị được tách chuồng phải được tẩy giun
Hãy tiến hành tẩy giun cho gà. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa của chúng tốt hơn, khi tiêu thụ thức ăn mới sẽ dễ dàng hấp thụ được dinh dưỡng.
Gà chọi phải được ăn đủ và đúng bữa
Cho gà ăn ngày 2 bữa (7h sáng – 5h chiều), lưu ý là cho ăn đúng một khung giờ, nó sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng. Nhiều con vừa mới lên chuồng, còn lạ lẫm chỗ ở mới sẽ bỏ bữa, không ăn uống,… anh em đừng lo, cũng không cần ép, nhịn giỏi lắm là 2 ngày chúng sẽ tự mò ra ăn thôi. Tất nhiên vẫn nên quan sát nếu thời gian kéo dài quá lâu thì không ổn nhé.
Thời gian cho gà ăn là 10 đến 15 phút. Nghĩa là đúng 7h sáng anh em đưa thức ăn vào chuồng cho gà, canh đúng 10 hoặc 15 phút thì lấy thức ăn đi. Đừng bao giờ để thức ăn trong chuồng cả ngày, việc rỉa mổ cả ngày sẽ khiến chúng mất đi sự linh hoạt, ăn uống nhiều vừa tăng cân mà hiệu quả không cao. Áp dụng 1 thời gian, gà sẽ hiểu “chúng có một khoảng thời gian để ăn”.
Loại thức ăn phù hợp
Ngoài hai bữa chính là sáng và tối cho ăn thóc thì bữa trưa – bữa phụ anh em có thể cho gà ăn thêm mồi tươi để tăng độ sung và rau xanh. Đối với rau thì cho ăn càng nhiều càng tốt, chúng vừa nhanh no, có nhiều chất dinh dưỡng lại không sợ mập. Còn mồi thì các loại như thịt, cá, lươn, trạch, sâu, giun,….
Gọi ý một số loại chuồng cho gà chọi mới trưởng thành
- Chuồng lưới B40: Mô hình chuồng trại bằng lưới B40 được ưa chuộng bởi công sức thiết kế ít, chi phí thấp nhưng vẫn mang lại hiệu quả chăn nuôi. Thao tác thực hành đơn giản, còn bà con nào muốn chuồng trại của mình có thẩm mỹ hơn thì bỏ ra thêm chút thời gian và công sức nhé.
- Chuồng thép chữ V: Cách làm chuồng gà bằng sắt V lỗ thích hợp cho mô hình chăn nuôi lớn hoặc diện tích chăn nuôi nhỏ; đặc biệt là mô hình làm chuồng gà trên sân thượng.
- Chuồng tre: Một loại vật liệu tốt để làm chuồng gà nữa đó là tre. Với sự dẻo dai của tre sẽ dễ uốn cong theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Thế nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn. Loại chuồng nuôi nhốt gà này thích hợp cho mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ.
- Chuồng gỗ: Tận dụng số gỗ dư của gia đình, chi phí không đáng kể; thích họp để chăn nuôi nhỏ lẻ. Gỗ có nhiều hình dạng, nên ghép sao cho khớp và hợp lý nhất. Nếu các thanh gỗ phù hợp thì chuồng gà sẽ đẹp và ngược lại. Với chuồng gỗ ghép từ gỗ thừa này không nên làm chuồng đôi hoặc 2 tầng bởi nó không đảm bảo được độ chắc chắn. sau đây là một mẫu chuồng gà đẹp.
Tổng kết
Gà chọi mấy tháng thì lên chuồng, cách chăm sóc như thế nào chắc hẳn anh em đã nắm được rồi phải không nào? Bài viết này dựa theo kinh nghiệm thực tiễn, các kê sư có thể tham khảo, trao dồi thêm chứ không phải là quy tắc bất di bất dịch.