Hiện tượng gà chọi chậm tiêu, chướng diều vốn không quá hiếm gặp. Thậm chí có những người nuôi gà chia sẻ, chú gà của họ còn gặp phải chứng bệnh chậm tiêu này 1 đến 2 lần trong một năm. Hiểu đơn giản hơn thì lúc này chiếc diều của các chú gà luôn nằm trong trạng thái bị cương cứng, đầy và hơi thở bốc mùi hôi khó chịu. Nếu để lâu không chữa trị thì gà chọi sẽ gầy gò, ốm yếu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng chướng diều chậm tiêu trên? Cách xử lý thế nào cho ổn thỏa? Câu trả lời có ngay sau đây xin mời các bạn cùng dõi theo.
Mục Lục
Nguyên nhân khiến gà chọi bị chướng diều chậm tiêu
Thông thường gà chọi bị chậm tiêu thì có thể do:
– Gà chọi ăn quá no trong một bữa
– Do cho ăn thóc khô và để thiếu nước
– Do thay đổi thời tiết đột ngột
– Do gà ăn phải các chất rắn, vật thể lạ dẫn đến khó tiêu hóa. Cái này nếu ăn phải sắt thép thì chịu, ko chữa được bằng thuốc.
Dấu hiệu nhận biết khi gà chậm tiêu
– Nhìn phần diều của gà: Cách để nhận biết gà ăn không tiêu khá đơn giản. Chỉ cần nhìn hoặc sờ vào phần diều của con gà là có thể nhận biết nhanh chóng. Khi thấy diều gà luôn trong tình trạng căng phồng và rắn chắc sau khi cho ăn thời gian dài thì chắc chắn chúng đã bị bệnh.
– Phân của gà: Những con gà bị bệnh này thường đi ngoài ra phân vẫn còn kèm lẫn thức ăn. Khá đơn giản để hiểu khi thức ăn không được tiêu hoá hoặc chỉ tiêu hoá 1 phần dẫn tới việc này.
– Vẻ ngoài của gà: Nếu thấy gà của mình thường xuyên lắc lắc như kiểu bị mắc gì đó thì cũng có thể bị không tiêu. Chúng khiến cho gà cảm thấy khó chịu trong diều. Phản ứng này cũng gần giống như chúng ta bị hóc vậy đó.
– Mùi khó chịu từ miệng gà: Thức ăn của gà tồn tại lâu ngày trong diều không được tiêu hoá sẽ lên men. Khi đó loại men này sinh ra mùi khó chịu. Nếu là gà chọi thì có thể dễ nhận biết mùi hôi từ miệng gà thông qua việc chăm sóc; om bóp hay vần gà.
Cách điều trị khi gà chọi chậm tiêu
Nếu ngay trong bữa ăn tiếp theo của gà mà phát hiện thấy diều chưa tiêu hết, căng cứng thì mọi người cho uống men tiêu hóa, điện giải. Bạn cho uống thêm một viên thuốc chậm tiêu của ThaiLand có bán trên thị trường. Men tiêu hóa và điện giải mọi người hòa lẫn với nước ấm cho thêm vài hạt muối rồi dùng xilanh bơm cho gà. Bơm từ từ, vừa bơm vừa xoa bóp diều nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn cần kiểm soát bữa ăn của gà kỹ lưỡng. Khi cho ăn, lấy cám ngâm nước cho mềm rồi cho gà ăn thành nhiều bữa.
Bạn chú ý theo dõi xem gà đã tiêu hết chưa. Nếu chưa tiêu hết ta lại làm tương tự như trên. Sau khi đã làm 2 lần (tức 1 ngày) mà chưa thấy gà có biểu hiện tiêu hóa thức ăn trong diều, diều vẫn cứng thì mọi người phải ra diều cho gà bằng cách bơm nhiều nước vào diều gà. Sau đó bạn dốc ngược gà như lúc vỗ đờm đề vỗ hết thóc trong diều ra. Cuối cùng bạn cho gà nghỉ ngơi rồi bơm cho gà nước sữa hoặc ngũ cốc; cám mềm trộn lẫn men tiêu hóa và thuốc chậm tiêu.
Mọi người cứ làm theo hướng dẫn trên nhẹ thì làm theo cách 1, nặng thì làm theo cách 2 đảm bào gà sẽ khỏi. Theo kinh nghiệm nuôi gà của nhiều người thì khi phát hiện bữa ăn tiếp theo của gà mà diều chưa tiêu hết, hãy cho ngay một viên thuốc chậm tiêu của Thái, đảm bảo hôm sau gà sẽ hết bị châm tiêu.