Cá tai tượng hiện nay được xem như một đối tượng làm giàu hiệu quả bậc nhất của các hộ dân nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, ngành chăn nuôi cá tai tượng đang rất phát triển ở nước ta và đem lại hiệu quả thu nhập cao cho bà con. Bởi khả năng dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, không kén chọn nguồn thức ăn và dễ nuôi nên cá tai tượng rất được thị trường ưa chuộng. Hãy cũng tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tai tượng để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất từ loài cá này nhé!
Mục Lục
Cá tai tượng – Loài cá có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường
Cá tai tượng là một loài cá xương nước ngọt thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae), sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thuỷ sinh, phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Đây là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới; phân bố chủ yếu ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào. Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, thiếu oxy (hàm lượng oxy 3 mg/lit). Cá tai tượng sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42 °C, sinh trưởng tốt ở 25-30 °C; pH=5. Chúng có thể sống được trong môi trường nước ao dơ bẩn, thiếu ôxygen; nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất. Cá còn có thể sống trong nước có độ pH bằng 4, nước nhiễm mặn có nồng độ muối dao động từ 6-8‰. Chúng có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16-42 °C.
Những kỹ thuật nuôi cá tai tượng cần chú ý
Chú ý khi chuẩn bị ao nuôi cá
- Chọn nơi có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm. Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác, bờ sửa cao hơn mức nước 0,5m; có lưới chắn.
- Có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi cá. Cải tạo mương, vét bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao, diệt cá tạp, bón phân cho ao nuôi.
Chú ý khi chọn và thả cá giống
Cá giống phải khỏe mạnh, đều cỡ. Cá giống mới đem về phải thả bọc xuống ao nuôi ngâm thả từ từ; cho cá thích ứng dần. Mật độ thả 3-10con/m2. Có thể thả ghép với cá mè trắng; để tận dụng thức ăn và làm sạch môi trường nước.
Thức ăn và cách cho cá tai tượng ăn
- Cá giống tai tượng ương sau 1 tháng chuyển dần sang ăn thực vật là chính như bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn,… Cá lớn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chín,… Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn.
- Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) +10% rau; tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.
- Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) +10% rau; tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.
- Khi cá còn nhỏ dùng sàn để thức ăn treo ở nhiều điểm trong ao để cho cá ăn, ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn, phân đàn rồi thì rải đều thức ăn xuống ao cho chúng ăn.
- Sử dụng phân lợn, gà làm thức ăn cho cá, rải đều trên mặt ao, rải đều trên mặt ao; kết hợp với cho ăn rau xanh ngày 1-2 lần. Lượng thức ăn cho cá tuỳ vào sức ăn của cá hàng ngày mà tăng giảm lượng thức ăn sau khi ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngừng cho cá ăn phân lợn và cho ăn thức ăn tinh; để cá lớn nhanh, thịt ngon.
Hướng dẫn cách chăm sóc cá tai tượng
- Trong quá trình nuôi, dùng lưới tuyển chon cá lớn, bé nuôi riêng để tăng vòng quay, đạt giá trị thương phẩm cao hơn, nhanh hơn, cách 45 ngày tuyển chọn cá 1 lần.
- Cá ăn phân lợn, gà có thể gây bệnh. Vì vậy phải thường xuyên thay nước cho cá. Dọn sạch rau xanh thừa để tránh ô nhiễm.
- Thời gian cho cá ăn 2 lần/ngày với cá nhỏ, 1-2 lần với cá lớn và tăng tỷ lệ rau xanh, tỷ lệ thức ăn tinh tối thiểu là 30%, tùy sức ăn của cá.