Việc lựa chọn chuồng gà đá cho chú gà cưng của mình chính là nhu cầu của không ít tay chơi. Và hiện tại trên thị trường có nhiều kiểu chuồng khác nhau lại cực kỳ phổ biến. Mỗi loại sẽ đáp ứng nhu cầu cho từng nhóm khách hàng riêng. Điển hình như bội gà vừa nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí, phù hợp cho việc nuôi gà đá số lượng lớn. Ngoài ra bạn cũng có thể thuê nhân công để xây dựng chuồng gà bằng gạch, lưới B40,… Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn loại nào cho phù hợp. Vậy thì chúng mình sẽ tư vấn đặc điểm chi tiết của từng loại ở ngày dưới đây. Hãy thử tham khảo nhé!
Mục Lục
Chuồng gà đá rất quan trọng đối với nuôi lâu dài
Thiết kế chuồng gà chọi tiêu chuẩn sẽ tạo nên không gian cho gà sinh hoạt tiện nghi, thoải mái, giúp chúng phát triển, sinh trưởng thuận lợi, an toàn, không lo gà bị ốm, bệnh.
Chủ nuôi gà chọi lâu bền, chuyên nghiệp chắc chắn cần phải nắm được các thiết kế chuồng gà chọi tiêu chuẩn. Để gà có đủ không gian phát triển thoải mái, an toàn, khỏe mạnh chúng ta cần phải có chuồng nuôi phù hợp, tránh trường hợp gà đánh nhau gây thương tích. Chuồng gà chọi có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản nhất. Cùng Chợ Tốt thú cưng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật làm chuồng gà chọi qua bài viết sau đây.
Những kiểu chuồng gà đá phổ biến nhất
Tùy thuộc vào quy mô nuôi gà chọi để thiết kế chuồng nuôi gà cho phù hợp. Dưới đây là một số mô hình chuồng được sử dụng phổ biến nhất.
Mẫu chuồng gà đá cỡ nhỏ (mini)
Nếu bạn nuôi từ 1 đến 2 con gà chọi thì hãy sử dụng mẫu chuồng này. Chuồng có thể thiết kế từ 1 ngăn đến 2 ngăn chuồng riêng. Chất liệu làm chuồng có thể rất đa dạng, tận dụng từ gỗ, sắt,… để làm chuồng. Chuồng gà mini nên làm phần lợp phía trên mái và xung quanh quây bằng lưới để có không gian cho gà hoạt động. Loại chuồng gà mini này bạn có thể thiết kế thành 2 ngăn liền nhau, hoặc theo kiểu chuồng gà 2 tầng đều được.
Mẫu chuồng gà đá cỡ lớn, 1 hoặc 2 tầng
Nếu nuôi quy mô lớn, bạn nên xây chuồng thành 1 dãy, hoặc 2 dãy chung lối đi, xây theo dãy 1 tầng hoặc 2 tầng. Kích thước dài x rộng x cao của mỗi ô chuồng nuôi gà nên rơi vào khoảng 200cm x 100cm x 50cm. Kích thước này thoải mái cho gà vận động, đi lại.
Chuồng gà đá bằng gỗ
Tận dụng số gỗ dư của gia đình, chi phí không đáng kể; thích họp để chăn nuôi nhỏ lẻ. Gỗ có nhiều hình dạng, nên ghép sao cho khớp và hợp lý nhất. Nếu các thanh gỗ phù hợp thì chuồng gà sẽ đẹp và ngược lại. Với chuồng gỗ ghép từ gỗ thừa này không nên làm chuồng đôi hoặc 2 tầng bởi nó không đảm bảo được độ chắc chắn. sau đây là một mẫu chuồng gà đẹp.
Chuồng gà đá bằng tre
Cách làm chuồng gà đẻ thả vườn Một loại vật liệu tốt để làm chuồng gà nữa đó là tre, với sự dẻo dai của tre sẽ dễ uốn cong theo nhiều kiểu dáng khác nhau mà vẫn đảm bảo độ chắc chắn. Loại chuồng nuôi nhốt gà này thích hợp cho mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ.
Ưu điểm
- Nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, giá thành rẻ.
- Kỹ thuật làm không quá khó, chuồng tạo không gian thoáng mát.
Nhược điểm
- Với chất liệu tự nhiên cho nên độ thô sơ của chuồng vẫn còn, khó chống được trộm cắp.
- Với loại vật liệu này phải thường xuyên vệ sinh kỹ lưỡng tránh bị ẩm mốc.
- Phương pháp làm chuồng gà bằng tre không quá phức tạp; công đoạn chủ yếu là vót tre và chẻ lại sao cho đúng với kích thước yêu cầu. Khung chuồng nên dùng thân tre to, chắc khỏe; các nan thanh tre bao xung quanh có thể nhỏ hơn. Để đảm bảo độ bền, độ chắc chắn nên dùng thêm dây kẽm cố định các mối ghép.
Bội (lồng) nuôi gà đá
Bội úp gà là dạng chuồng nhỏ, có nắp mở phía trên đỉnh chóp và không có đáy phía dưới. Bội úp có nhiều dạng khác nhau, được làm bằng sắt là chủ yếu, nhiều nơi đan bằng tre, nứa. Thông thường những bội úp này có kích thước khá nhỏ, chỉ đủ không gian cho gà đi lại khoảng 4 bước chân. Bội úp tuy dễ di chuyển gà nhưng không hợp để nuôi nhốt gà quá lâu.
Hướng dẫn cách xây chường gà đá từ A đến Z
Để xây được một chiếc chuồng gà tiêu chuẩn, bạn sẽ cần thực hiện những việc sau:
Xác định kích thước, quy mô chuồng phù hợp với nhu cầu
Cần xác định số lượng gà chọi cần nuôi. Trung bình, một con gà chọi sẽ cần không gian tối thiểu là 30cm đến 50cm. Bạn sẽ tính được diện tích khu vực nuôi bằng cách nhân số gà với số ô chuồng nuôi.
Sau khi xác định được số lượng gà chọi, chúng ta sẽ chọn được kiểu chuồng phù hợp. Nếu nuôi nhỏ lẻ 1, 2 con gà, bạn chỉ cần nuôi dạng chuồng mini, chuồng 2 tầng mini. Nếu nuôi số lượng lớn, bạn có thể thiết kế thành 1 dãy, 2 dãy chuồng, chuồng 1 tầng hoặc 2 tầng.
Lưu ý là nên dự tính cả số lượng gà con và gà trưởng thành để có thể phân chia loại chuồng nuôi nhốt cho phù hợp. Các chuồng nuôi gà con sẽ cần diện tích nhỏ hơn chuồng nuôi gà trưởng thành.
Lựa chọn nguyên vật liệu làm chuồng cần thiết
Nếu chuồng nuôi nhỏ lẻ bạn có thể tận dụng lưới, sắt hoặc gỗ để làm. Nếu là các chuồng quy mô lớn, bạn nên chuẩn bị gạch, lưới thép, hoặc gỗ để làm chuồng. Dựa vào diện tích dài x rộng x chiều cao tối thiểu giữa các tầng chuồng để mua lưới quây cho phù hợp, hoặc để thiết kế cửa sắt cho phù hợp.
Tiến hành xây dựng bằng nguyên liệu đã chuẩn bị
Đối với kiểu chuồng đơn nhỏ lẻ hoặc bội úp, bạn có thể tới các địa chỉ làm nhôm sắt để đặt làm một chiếc lồng nuôi như ý. Còn với những nơi nuôi quy mô lớn, bạn cần xây dựng một khu nuôi nhốt cố định, kiên cố, thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại. Như đã nói ở trên, chuồng nuôi quy mô lớn nên làm theo kiểu 1 dãy, hoặc 2 dãy chung lối đi, có thể thiết kế từ 1 tầng tới 2 tầng để có nhiều diện tích nuôi hơn.
Tổng kết tiêu chuẩn chuồng gà đá
Có thể tổng kết lại những điểm quan trọng nhất để thiết kế một chuồng gà chọi tiêu chuẩn như sau. Thứ nhất: Xác định quy mô chuồng trại dựa trên số lượng gà nuôi. Thứ hai: Xác định vật liệu xây dựng chuồng dựa trên quy mô chuồng trại. Thứ ba: Chuồng gà xây lên cần đáp ứng được tiêu chí là:
- Mỗi con gà cần được nuôi nhốt trong một ô riêng biệt.
- Kích thước dài x rộng x cao của chuồng nuôi gà trưởng thành vào khoảng 200cm x 100cm x 50cm.
- Phải có cửa thông gió, làm sao để chuồng gà thoáng mát, thích hợp để nuôi gà trong mọi điều kiện khí hậu. Cửa chuồng gà phải dễ đóng mở, tiện để cho ăn, cho uống.
- Chuồng gà cần cách nhiệt tốt, che mưa, độ ẩm ổn định.
- Trong chuồng phải có khu vực cho gà ngủ, thiết kế cao hơn nền sàn, có thể đặt các thanh ngang cho gà đậu. Trường hợp nuôi gà đẻ trứng thì cần bố trí ổ đẻ cho gà mái.
Trên đây là những thông tin về thiết kế chuồng gà chọi tiêu chuẩn. Nếu bạn đang có dự định nuôi gà chọi thì hãy tham khảo ngay những mô hình được gợi ý trên đây để có thể xây dựng một khu chuồng nuôi hợp lý, hiệu quả nhất.