Hiện nay, việc triển khai các mô hình nuôi chim bồ câu đã và đang được nhân rộng. Nuôi chim bồ câu giúp đem ại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, để đàn bồ câu có thể phát triển khỏe mạnh, đạt chất lượng cao thì không phải là một điều đơn giản. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nuôi bồ câu lúc còn non. Nếu nuôi được chim bồ câu non khỏe mạnh và phát triển tốt thì sẽ dễ dàng chăm sóc hơn khi chúng trưởng thành. Vậy chăm sóc chim bồ câu non như thế nào để cho chim khỏe mạnh mời các bạn tham khảo những kinh nghiệm mà chúng tôi sẽ chia sẻ sau đây nhé.
Mục Lục
Chuồng nuôi chim bồ câu non
Theo các chuyên gia nuôi chim cảnh thì chuồng nuôi chim bồ câu cần có độ thông thoáng, tránh được tiếng ồn, tiếng chó sủa, có độ cao vừa phải. Thông thường chuồng nuôi chim có độ cao từ 2-3m đảm bảo độ sạch sẽ và thông thoáng cho chim. Chuồng nuôi cần được thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng để chim mẹ có thể ấp trứng tốt. Kích thước ô chuồng nên là: rộng 50cm, dài 60 cm, cao 50 cm. Trong mỗi ô chuồng có đầy đủ các thiết bị nuôi như là máng ăn, máng uống, ổ đẻ.
Ổ để chim đẻ trứng và ấp trứng có thể dùng 1 cái rổ nhựa đường kính 20 cm, chiều cao 5 cm. Khi chim ấp phải có 1 lớp rơm khô sạch lót ở dưới để cho chim đẻ và ấp trứng ở đó.
Chăm sóc bồ câu non theo từng giai đoạn
Giai đoạn bồ câu non mới nở
Lúc bồ câu con mới nở là khi mà chim non yêu nhất. Lúc này chim chưa mở mắt, có rất ít lông. Vậy nên việc chăm sóc chim non phải dựa hoàn toàn vào chim bố mẹ. Vì vậy bạn phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Nhờ đó để chim bố mẹ có thể chăm chim con một cách tốt nhất.
Trong thời kỳ này, bạn nên cho chim non ăn cám gà. Cám gà không chỉ giàu chất dinh dưỡng để giúp chim nhanh tăng trưởng mà nó còn dễ tiêu hóa, rất tốt cho chim non.
Bên cạnh đó bạn nên sử dụng vắc xin ngừa bệnh cho bồ câu non tại thời điểm này. Loại vắc xin nên dùng cho chim non lúc này là Newcastle loại Lasota hệ 1. Chỉ cần nhỏ 2 giọt vào miệng và thêm một giọt vào mũi là được. Vắc xin này sẽ ngăn ngừa được một số bệnh hay gặp ở chim bồ câu.
Hai mươi ngày tuổi đầu là lúc quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của chim non. Trong thời kỳ này chim non khá yếu nên bạn phải chú ý cẩn thận lúc chăm chim bồ câu non.
Giai đoạn bồ câu non sắp tròn 1 tháng tuổi
Trong thời kỳ này thì chim đã mọc đầy đủ lông hơn rồi. Tuy nhiên lúc này dạ dày chim cũng chưa được tốt. Vậy nên bạn nên cho chim ăn những loại thức ăn mềm. Đây cũng là một thời kỳ khá quan trọng, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bồ câu non để nó chuẩn bị tách mẹ.
Được khoảng 28 ngày tuổi thì bạn có thể tách chim non khỏi mẹ của nó. Trong thời gian này bạn nên bổ sung thêm cho chim non một số kháng thể để phòng bệnh. Chim non có thể mắc 1 số bệnh như IB, Gumboro, Newcastle và một số bệnh khác về hệ tiêu hóa. Vì vậy kháng thể cho chim non lúc này là rất cần thiết.
Dù đã có vẻ “cứng cáp” hơn nhiều so với lúc mới nở nhưng chim non lúc này cũng khá yếu. Bạn vẫn nên cho chim ăn các loại thức ăn mềm như cám gà. Hoặc để tốt cho chim non bạn cũng có thể dùng loại cám chuyên dụng cho chim bồ câu non hoặc cám của gà con.
Chăm sóc bồ câu non từ 40 đến 60 ngày tuổi
Khi chim đã được 40 đến 60 ngày tuổi thì nó đã tách mẹ nên có thể tự ăn được rồi. Lúc này là thời kỳ phát triển của chim, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn bổ sung. Bạn có thể cho chim ăn thêm các thực phẩm như ngô, gạo xay nhỏ. Lúc cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm ít muối cho chim, khoảng 5% muối trên khẩu phần ăn.
Chú ý phòng bệnh
Thời kỳ này chim rất dễ bị nhiễm nhiều bệnh như: E.COLI, thương hàn, tụ huyết trùng, Newcastle, bệnh đậu gà. Vì vậy chăm sóc chăm sóc chim trong thời gian này bạn nên để ý chim non kỹ hơn.
Nên tiếp tục cho chim bồ câu non dùng vắc xin Lasota hệ 2. Vẫn như cũ, 2 giọt vào miệng và 1 giọt vào mũi. Khi cho chim uống nước, bạn phải chú ý cho chim uống nước sạch, vì khi uống nước bẩn chim dễ bị tiêu chảy. Vẫn bổ sung cho chim các loại kháng thể (bổ sung kháng thể cho chim 1 tháng 2 lần).
Bạn cần nắm rõ các biểu hiện bệnh của chim bồ câu non. Đặc biệt, bạn có thể dùng các loại thuốc phòng cho gia cầm gà, vịt, ngan, chim,… hay thuốc phòng bệnh của một số loài chim khác cho chim ăn. Phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời sẽ giúp chim phát triển khỏe mạnh.
Bồ câu là một trong những loài chim có sức đề kháng khá tốt, vì vậy nuôi chim không quá vất vả. Tuy nhiên nếu bạn nuôi chim bồ câu non với số lượng lớn trong một không gian chật hẹp thì nguy cơ mắc bệnh của chim lại khá cao. Để nuôi chim khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì bạn nên nuôi chim trong 1 môi trường sống tốt.
Vệ sinh chuồng ở
Lồng chim cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho chim. Vì vậy nếu nuôi chim con ở 1 cái lồng cũ thì nên khử trùng cẩn thận trước khi cho chim sang ở. Đối với bồ câu non thì bạn có thể dọn vệ sinh lồng cho chim 1 tháng 2 lần. Sau khi dọn sạch sẽ chuồng trại của chim thì bạn nên phun 1 lớp thuốc kháng sinh lên.
Đối với máng ăn và máng uống của chim thì tốt nhất bạn nên vệ sinh hàng ngày cho chúng. Việc vệ sinh hàng ngày không chỉ giúp chim tránh uống nước bẩn, thức ăn sẽ ngon hơn mà nó còn làm sạch những vi khuẩn đã lên men do thức ăn sót lại.
Tốt nhất là bạn không nên cho những con chim lạ vào lồng của chim bồ câu non. Bên cạnh đó bạn hãy treo lồng chim nơi thoáng mát. Tránh các con vật như chó, mèo, chuột phá hoại đến giấc ngủ của chim. Khi chim đã được trên 60 ngày tuổi thì đã đến thời kỳ phát triển của chim, lúc này chăm sóc chim dễ hơn rất nhiều.
Với những kinh nghiệm để chăm sóc chim bồ câu non mà tôi đã chia sẻ thì hy vọng rằng bạn có thể chăm sóc tốt cho những chú chim bồ câu non của mình. Chúc bạn có những con chim bồ câu khỏe mạnh, đẹp mã.