Nuôi gà chọi lấy thịt thay vì cho đi thi đấu đá gà là một hình thức nuôi mới ở nước ta. Hầu như chưa có nhiều người áp dụng hình thức này trong chăn nuôi gà chọi. Việc không có những hướng dẫn kỹ thuật về nuôi gà chọi lấy thịt như những giống gà nuôi lấy thịt thông thường khiến cho nhiều người nuôi gặp khó khăn. Hơn nữa tập tính của gà chọi cũng khá phức tạp nên khó có thể nuôi cùng nhau với số lượng lớn. Vậy nên để có thể hiểu biết thêm về những kiến thức về nuôi gà chọi lấy thịt bạn hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé. Hi vọng qua nội dung bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi gà chọi của mình.
Mục Lục
Các đặc điểm của gà chọi
Bề ngoài, hình dáng của gà chọi
Giống gà chọi có chân, cổ cao, người dài, cựa rất sắc và mào đỏ. Gà chọi thường có ít lông. Lông của nó có màu đỏ hoặc màu mận tập trung chủ yếu ở phần đuôi.
Một số những điểm đặc trưng của gà chọi
Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, hiếu chiến, sức đề kháng tốt. Có khả năng chống chịu bệnh tật và ít khi bị bệnh.
Những năm trước gà chọi không được người dân nuôi rộng rãi. Chúng chỉ được nuôi ở một số vùng như: Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh,… Chính vì thế mà số lượng giống gà ít và mô hình nuôi gà chọi lấy thịt chỉ có ở một số vùng.
Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy được giá trị kinh tế cao từ mô hình nuôi gà chọi thịt nên ngày càng có nhiều nông hộ, trang trại chọn nuôi giống gà này.
Các ưu điểm của hình thức nuôi gà chọi thịt
Giống gà chọi có đặc tính là rất khỏe mạnh, rất ít khi bị bệnh. Vì thế, khi nuôi gà lấy thịt sẽ hạn chế việc gà bị bệnh, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Giá gà chọi trên thị trường cao hơn so với nhiều giống gà thông thường. Giá cao nên người nuôi bán được giá và lợi nhuận cao.
Nhu cầu của người mua ngày càng nhiều nên người chăn nuôi không hề phải lo lắng đầu ra cho gà.
Thức ăn cho gà chọi không quá kén chọn nên chi phí mua thức ăn không quá cao. Đó là một lợi thế khi nuôi gà chọi. Bởi cho chúng ăn rau, củ, lúa, thức ăn có trong tự nhiên cũng giúp chúng lớn nhanh.
Một số kỹ thuật trong việc nuôi gà chọi lấy thịt
Để gà có thể phát triển khỏe mạnh và đạt hiệu quả cao thì người nuôi cần chuẩn bị về phương pháp, kỹ thuật nuôi gà. Dưới đây là các bước chuẩn bị và kỹ thuật nuôi mà bạn phải chú ý.
Kỹ thuật chọn giống gà chọi
Chọn giống gà là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất của cả đàn gà. Chọn gà phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Gà giống phải có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, rõ ràng.
- Lựa chọn những con gà con có bố mẹ khỏe mạnh, ít bị bệnh.
- Chọn những con gà nhanh nhẹn, không bị dị tật.
- Chọn gà con mắt sáng, mắt không bị lim dim và không lạc đàn.
Ngoài ra, bạn có thể lấy những con gà chọi lai Đông Tảo hoặc gà chọi thuần chủng để trọng lượng gà năng hơn.
Thiết kế chuồng trại cho gà chọi lấy thịt
Chuồng gà có ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của gà. Nên cần chuẩn bị chuồng trại đảm bảo thông thoáng, cao ráo, mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Đặt chuồng gà ở nơi khô ráo, trên mô đất cao bằng phẳng, thoát nước tốt để tránh tình trạng bị ngập.
Gà chọi thường rất hung hăng nên người chăn nuôi nên tính tới phương án chia đàn. Khi số lượng gà lớn ở chung trong một đơn vị diện tích, chúng rất dễ đánh nhau. Gà có thể bị thương và sức khỏe bị ảnh hưởng.
Trang bị đầy đủ đèn điện, đèn nhiệt, máng ăn, máng uống cho gà.
Khi gặp các vấn đề về thời tiết như mưa lớn cần đảm bảo chuồng gà không bị dột hay ẩm ướt.
Chế độ thức ăn cho gà chọi
Gà chọi nuôi để đá khác với gà chọi nuôi thịt. Gà chọi nuôi thịt có chế độ ăn uống không quá cầu kỳ và thức ăn khá đơn giản. 3 giai đoạn cho thức ăn để có một con gà thịt dai, ngon, thơm.
– Giai đoạn 1: Khi gà con còn nhỏ cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Trong cám có kết hợp các chất phòng bệnh. Có sự kết hợp như thế vừa giúp gà nhanh lớn và đảm bảo khỏe mạnh.
– Giai đoạn 2: Gà từ 1 – 2 tháng tuổi bắt đầu giảm lượng cám công nghiệp. Tập cho gà ăn cám ngô trộn với rau xanh,…
– Giai đoạn 3: Khi gà đạt 3 – 3.5 tháng tuổi cho gà ăn cám gạo kết hợp ngô, rau, cơm và cám công nghiệp dạng đậm đặc với lượng rất nhỏ.
Khi cho gà ăn có thể cho thêm một ít tỏi giã nhuyễn để gà tăng sức đề kháng. Với các giai đoạn trên sẽ cho ra những con gà chắc thịt, dai ngon.
Cách vệ sinh quét dọn vệ sinh chuồng trại
Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ. Chuồng trại sạch sẽ mới giúp đàn gà khỏe mạnh.
Chùi rửa máng nước, máng ăn sạch để thức ăn của gà đảm bảo vệ sinh.
Khử khuẩn, khử trùng, tiêu độc chuồng trại để tránh mầm bệnh xâm nhập.
Phòng bệnh, theo dõi sức khỏe cho gà
Tuy gà chọi có sức khỏe dẻo dai, tốt hơn những giống gà bình thường nhưng chúng vẫn cần đảm bảo sức khỏe. Theo dõi lịch trình và tuân thủ lịch tiêm vắc xin cho gà. Cung cấp vitamin, điện giải để gà có sức khỏe tốt. Chú ý theo dõi sức khỏe gà và có thể nhờ tư vấn từ bác sĩ thú y.
Những điều cần chú ý khi nuôi gà chọi lấy thịt
Đầu ra của thịt gà chọi
Nhu cầu mua gà chọi lấy thịt là rất lớn. Do vậy số lượng gà chọi có thể nhanh chóng được phân phối và bán hết. Tuy nhiên thời điểm xuất chuồng nên liên hệ, rao bán cho các nhà hàng khách bán buôn hay bán lẻ. Như vậy sẽ chủ động được số lượng và giá bán.
Thời gian chăn nuôi gà chọi
Thời gian chăn nuôi vào khoảng 6 đến 8 tháng. Thời gian chăn nuôi này khá dài nhưng cũng tùy chế độ thức ăn mà khoảng thời gian này sẽ giảm xuống.
Nuôi gà chọi lấy thịt mang lại nhiều lợi nhuận và giá trị cho người chăn nuôi. Nếu bạn tuân thủ kỹ thuật nuôi gà chọi thịt tiêu chuẩn, bạn sẽ là một người chăn nuôi thành công.