Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Chúng có thể hấp thu các chất khoáng này qua thức ăn và môi trường nước từ ao nuôi. Nuôi tôm đòi hỏi phải thật am hiểu thật kĩ về quy trình, kỹ thuật, thức ăn, nhưng nếu quên đi việc bổ sung chất khoáng cho tôm thì sự phát triển của tôm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy các chất khoáng cần thiết cho tôm là gì và kỹ thuật bổ sung chất khoáng cho tôm như thế nào? Xin mời bà con cùng theo dõi nội dung ở bài viết ngắn sau đây!
Mục Lục
Bổ sung chất khoáng cho tôm – Việc làm rất quan trọng
Các loại chất khoáng
Một trong những điều khi nuôi tôm ai cũng cần phải biết đó chính là việc cung cấp chất khoáng cho tôm. Khoáng là tên gọi tắt của một nhóm các chất rất cần thiết cho tôm. Nếu thiếu khoáng sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho tôm nuôi. Chất khoáng bao gồm nhiều loại và đóng vai trò khác nhau trong quá trình nuôi tôm, tuy nhiên nhìn chúng khoáng được chia làm 2 loại như sau:
Khoáng vi lượng bao gồm 16 loại như sau: Nhôm (Al), đồng (Cu), thiếc (Sn), kẽm (Zn), sắt (Fe), niken (Ni), Selen (Se), vanadi (V), Silic (Si), Molypden (Mo), Asen (As), Flo (F), mangan (Mn), coban (Co), Iod (I), Chrom (Cr). Khoáng đa lượng gồm: Magie (Mg), lưu huỳnh (S), Photpho (P), Kali (K), chloride (Cl) và canxi (Ca). Trong đó, mỗi loại chất khoáng khác nhau sẽ có vai trò khác nhau.
Vai trò của chất khoáng đối với tôm
Khoáng là những chất vô cùng quan trọng để giúp tôm có một thân hình tốt, thịt ngon và phát triển tối đa. Các chức năng của khoáng như:
- Là thành phần chính của các hợp chất như lipid, protein.
- Thành phần cấu tạo nên vỏ tôm.
- Giúp điều hòa các thành phần và cấu trúc các mô của tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu và truyền các xung động thần kinh giúp co cơ.
- Các chất khoáng đóng vai trò và chính và là thành phần thiết yếu cho hoạt động của các enzyme, các vitamin và kích thích hormone hoạt động mạnh mẽ, là các chất xúc tác, hoạt hóa emzym giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng.
Công dụng cụ thể của từng loại:
- Ca là thành phần giúp chống đông máu, điều hòa áp suất thẩm thấu và dẫn đường truyền của dây thần kinh.
- Ngoài ra Ca kết hợp với P là thành phần kết hợp để tạo nên vỏ tôm.
- Riêng P là thành phần của màng của tế bào phospholipid và nucleic.
- K là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Khi tôm có biểu hiện ăn ít đi, biếng ăn, lười hoạt động, chậm phát triển có thể là do thiếu K. Thậm chí việc thiếu K có thể tôm sẽ chết.
- Mg là chất giúp tôm trong quá trình tôm trao đổi protein, lipid, và giúp tôm cân bằng các chất trong và ngoài tế bào.
Khi tôm thiếu khoáng sẽ có biểu hiện như thế nào?
Chất khoáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Khi thiếu chất khoáng tôm sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài, bà con cần chú ý để bổ sung chất khoáng cần thiết còn thiếu cho tôm của mình.
Khi tôm thiếu khoáng vi lượng
- Tôm phát triển chậm, gan tụy của tôm dễ bị nhiễm bệnh.
- Tôm dễ bị dị hình, tỉ lệ chết trong ao cao, thân tôm ngắn và còi cọc.
Khi tôm thiếu khoáng đa lượng
- Tôm trở nên biếng ăn, hoạt động kém.
- Tôm bị đục cơ, thân bị cong, chậm lớn và khó lột vỏ.
Có những cách nào để bổ sung khoáng cho tôm?
- Thay nước là cách để bổ sung khoáng cho tôm cách tự nhiên nhấ. Tuy nhiên chỉ được sử dụng nước đã được xử lý qua ao lắng.
- Hòa trộn khoáng vào thức ăn để tiết kiệm và tăng tính hiện quả. Lưu ý các chất khoáng sử dụng phải là chất phù hợp với tôm để tôm dễ hấp thu.
- Thời điểm tốt nhất để bổ sung khoáng đó chính là vào ban đềm từ 22h đến 0h, hoặc là vào buổi sáng sớm. Lí do là vì tôm thường lột xác vào những thời điểm này, khi lột xác tôm cần một lượng oxy rất cao.
- Bổ sung chế phẩm sinh học cho tôm. Sản phẩm bổ sung chất khoáng thân thiện với tôm, giúp tôm phát triển đều và tăng năng suất. Chế phẩm còn giúp xử lý ao nuôi, cân bằng các chỉ số giúp tôm có môi trường tốt nhất.