Với những người có kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm chắc chắn đều gặp qua tình trạng chú gà của mình bị ké. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi khác là kén gà. Về cơ bản thì căn bệnh này không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng đến tính mạng của chú gà. Tuy nhiên nếu mắc kén thì gà chọi sẽ có thể gặp phải một số khó khăn trong sinh hoạt ăn uống, việc đá cũng vì thế mà giảm tần suất. Như vậy với những người nuôi gà chọi thì việc hiểu về căn bệnh này cũng như nắm được cách chữa kén là vô cùng quan trọng.
Mục Lục
Một số thông tin về bệnh kén gà (Ké gà)
Kén gà là tình trạng trên cơ thể gà xuất hiện một cục lớn nằm dưới lớp da hoặc lớp cơ. Đây không phải dạng sưng bầm thông thường. Thực tế là trong một số trường hợp con gà sẽ không bị xây xát gì cả. Cục đó chỉ tự mọc do một số nguyên nhân và gây bất tiện trong sinh hoạt cho gà. Có rất nhiều loại kén gà như: gà bị kén đầu, gà bị kén mép (kén hàm), gà bị kén kén diều hoặc gà chọi bị kén lá. Mỗi loại kén sẽ có những cách chữa và loại thuốc đặc trị kén gà chọi khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gà chọi bị kén như: gà thiếu vitamin, gà bị vết trầy xước khi đá hoặc vần, gà bị dằm, đinh hoặc các vật thể nhọn đâm vào da hoặc gà bị cựa đâm.
Sau mỗi trận đi đá, hoặc đi vần nếu mọi người không chịu khó vệ sinh kỹ cho gà thì gà thường hay bị kén đầu hoặc kén lườn, kén cổ, kén hầu. Lý do chủ yếu là do bị cựa đâm hoặc bị đánh bầm dập làm máu không lưu thông được
Trường hợp mọi người “vận tối” mà chiến kê của mình bị lên kén ở đầu, cổ, hoặc diều thì đừng nên sốt ruột. Bạn chờ kén thu lại rồi trích, mổ lấy kén ra cho gà. Đây là việc hết sức bình thường đối với một sư kê. Mọi người đừng quá lo lắng.
Một số cách chữa bệnh gà chọi bị ké hiệu quả
Lựa chọn thời điểm thích hợp để mổ kén
Gà bị ké không nên vội mổ mà phải đợi cho kén gom lại thành cục cứng đã nếu không thì gà sẽ bị tái phát sau khi mổ. Thời điểm mổ kén gà hợp lý nhất là khi bạn nắn cục ké thấy nó chạy đi chạy lại là được.
Quá trình mổ kén gà khá mất thời gian và máu me. Vì vậy bạn cần thực hiện ở một địa điểm có đầy đủ ánh sáng và chuẩn bị bộ sơ cứu gồm một số loại thuốc như thuốc mỡ kháng sinh, Vetericyn VF, Betadine, Nutri-Drench, Duramycin, muối epsom, nhíp, kéo, dao mổ, gạch, bông y tế… Với phương pháp mổ, bạn cần rạch phần thịt nơi gà bị kén để lấy phần kén ra. Công việc này thì không quá khó khăn. Tuy nhiên, việc hậu phẫu và chăm sóc gà sau mổ mới là quan trọng.
Chú ý: Nếu gà bị kén đầu thì khi mổ mọi người nên mổ dọc theo chiều mào gà. Bạn không nên mổ ngang sẽ rất lâu liền.
Nếu lần đầu mổ kén ờ gà thì bạn cần tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc người đã từng mổ thành công. Không được tự tiện mổ bởi có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ gà, làm gà suy nhược hoặc chết. (Tránh tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”)
Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh
Ở thời điểm hiện tại thì có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị gà bị kén như thuốc tiêm kén, thuốc uống đặc trị kén gà.
Thuốc tiêu kén Galaxy
Thuốc này được nhập khẩu từ Thái Lan. Thuốc được sản xuất bởi công ty Lampam. Đây là một công ty khá uy tín trong ngành công nghiệp gà chọi bên Thái Lan. Lọ thuốc gồm 30 viên nén có công dụng giúp chống viêm, chống nhiễm trùng và giúp tiêu, gom kén cho gà chọi. Gà sau đá về cho uống sẽ chống đóng kén và nhanh hồi phục vết thương Cách dùng hết sức đơn giản, mỗi ngày anh em cho gà uống một viên là được. Hiện thuốc này đang có giá bán 70k/lọ 30 viên.
Lưu ý khi sử dụng: Thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn khi điều trị cho những con mới xuất hiện bệnh. Những loại thuốc trị kén cho gà chọi có thể tìm mua tại các cửa hiệu thú y. Nhưng một số loại thuốc Thái Lan thì sư kê nên tìm mua tại những địa chỉ chuyên bán thuốc gà đá, thuốc nuôi gà đá.
Thuốc tiêm kén Tô Thanh
Mọi người có kinh nghiệm về “tiêm trích” thì có thể dùng loại thuốc tiêm kén Tô Thanh. Thuốc cũng có công dụng khá ổn. Thuốc giúp điều trị tất cả các loại kén: kén đầu, kén mép, kén hầu, củ bàn, úng lườn , sưng ngón.. Giúp giảm tình trạng sưng phù khi gà đi đá về. Thuốc còn giúp kháng khuẩn; kháng viêm với những vết thương hở, bầm tím không bị viêm loét và đóng kén
Cách Dùng: Cách tiêm thì đã có hướng dẫn cụ thể trên vỏ lọ thuốc. Mọi người đọc kỹ rồi lấy liều lượng ra tiêm là ok.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các loại thuốc tiêu kén gà chọi. Các sư kê hãy tham khảo; chọn lựa được loại thuốc phù hợp với gà chọi của mình. Chúc các sư kê thành công trong việc nuôi gà đá.!!!