Với gà chọi thì đôi chân được xem là vũ khí sắc bén, quan trọng nhất giúp chúng có thể phô diễn sức mạnh, chiến thắng trong các giải đấu. Nói vậy để chúng ta hiểu được đôi chân của gà chọi có vai trò quan trọng đến nhường nào. Tuy nhiên, rất nhiều người nuôi đang phải đau đầu vì trong quá trình nuôi, đàn gà chọi của mình lại gặp phải tình trạng bị liệt chân. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc gà bị liệt. Khi xem xét được chính xác yếu tố nguyên nhân chúng ta mới có thể lựa chọn được cách điều trị phù hợp. Các bạn hãy lắng nghe và theo dõi những phân tích có trong bài viết này nhé.
Mục Lục
Dấu hiệu gà chọi bị liệt chân
Khi thấy một con gà bị liệt chân chắc chắn trong người của chúng đang mang một mầm mống bệnh gì đó. Trong đó bệnh Marek được liệt kê là nguyên nhân gây nên hiện tượng gà bị liệt chân. Trường hợp gà liệt chân do bênh Marek chúng sẽ kèm theo các hiện tượng như: ủ rũ, tiêu chảy, gà gầy gộc, liệt một bên chân,… Tuy nhiên một số trường hợp thì không phải do bệnh Marek. Có thể gà bị các chứng như: gà bị thiếu canxi, trứng kém chất lượng nở con yếu, gà nuôi theo kiểu công nghiệp. Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách trị gà liệt chân khác nhau.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh liệt chân ở gà
Trường hợp liệt chân do bệnh Marek
Trong chăn nuôi bệnh Marek khá phổ biến. Trong giai đoạn gà từ 12 – 20 tuần tuổi và trong thời tiết giao mùa, tiết trời thay đổi. Khi gà bị bệnh Marek sẽ bị liệt chân mọt bên, tiêu chảy, 1 chân bị bẻ ngược về trước 1 chân bẻ về sau. Bệnh này thường do môi trường chăn nuôi nhiễm khuẩn. Chính vì thế cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ. Bạn cũng nên bổ sung vitamin C cho gà thường xuyên, tiêm vacxin phòng bệnh Marek. Trường hợp gà đã bị mắc bệnh cho gà uống uống đặc trị có thể mua ở bát kỳ tiệm thú y nào.
Trường hợp liệt chân do thiếu canxi
Gà bị thiếu canxi thường xảy ra trong giai đoạn 2 – 4 tuần tuổi. Giai đoạn này gà mới nở rất yếu dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Gà mới nở thường cho ăn gạo tấm và cám công nghiệp nên tình trạng thiếu canxi rất hay xảy ra. Cám công nghiệp giúp gà lớn nhanh tuy nhiên rất yếu ớt; khung xương không chắc khỏe. Chính vì thế dễ gây nên hiện tượng liệt chân, ăn ít dần và chết.
Để trị gà bị liệt chân giai đoạn này rất đơn giản. Bạn chỉ cần mua dung dịch canxi cho gà uống. Có thể cho gà uống trực tiếp hoặc mua bột canxi trộn vào thức ăn hay pha với nước cho gà. Không chỉ ở gà con mà bất kỳ giai đoạn nào cũng cần bổ sung canxi định kỳ cho gà. Nhất là trong nuôi gà đá là rất cần thiết để gà có khung xương chắc khỏe. Chân cứng cáp mới giúp gà có thể tập luyện và thi đấu đá gà trực tiếp.
Trường hợp gà mẹ đẻ trứng yếu thiếu canxi
Có một số trường hợp không chỉ chính chiến kê ấy bị liệt chân mà còn do nguyên nhân nào đó. Trường hợp gà mẹ bị thiếu canxi trong giai đoạn đẻ trứng, gà con nở ra cũng rất yếu. Chính vì thế trong giai đoạn gà mái đẻ cần bổ sung lượng thức ăn giàu canxi. Có như thế trứng đẻ mới chất lượng vỏ dày cứng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn gà ấp cần thực hiện phương pháp soi trứng để loại bỏ những trứng kém chất lượng. Những trứng yếu thiếu canxi gà con nở ra chân có hiện tượng co quắp không duỗi được. Lúc này chúng sẽ không thể đi lại bình thường. Gà con nở ra thấy yếu cần tách riêng nhỏ canxi cho uống và úm đèn. Tránh để gà con cùng gà mẹ sẽ bị vùi hoặc dậm chết.
Trường hợp gà bị liệt chân do mật độ ở quá đông
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị liệt chân. Chuồng quá nhỏ so với mật độ gà, gà không thoải mái đi lại đứng im một chổ dễ bị cúm chân. Dần lâu gà sẽ bị liệt chỉ nằm không thể đi đứng ăn uống bình thường được. Chính vì thế trước khi nuôi gà cần chuẩn bị chuồng trại thích hợp với mật độ gà mình sẽ nuôi.
Hướng dẫn cách phòng bệnh liệt chân ở gà chọi
– Cần xử lý môi trường chăn nuôi, kiểm tra môi trường bị ô nhiễm cần phải thay chất độn chuồng
– Giữ ấm cho gà, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chuồng thích hợp
– Dùng vắc -xin phòng bệnh và các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm. Các loại thuốc để phòng bệnh có thể sử dụng gồm: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều lượng 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị, với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn.
Có thể thấy gà bị liệt chân là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi có các triệu chứng xảy ra như trên; người chăn nuôi cần đến các cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến mọi người nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh cho gà. Chúc bà con chăn nuôi thành công và có những đàn gà chọi chất lượng.