Tôm thẻ chân trắng thuộc nhóm thủy sản có hàm lượng dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng. Đây là loài thủy sản được rất nhiều người chọn nuôi và kinh doanh. Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất rất cao, ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm đang chủ quan về kĩ thuật chăn nuôi tôm đúng cách, khiến cho việc chăn nuôi tôm không đem lại hiệu quả và năng suất. Vì vậy, để giúp bạn có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao thông thường (ao mặn lợ) đạt năng suất cao và tránh được các loại dịch bệnh, chúng tôi xin gợi ý cho bạn những kỹ thuật ở nội dung bên dưới.
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là một thực phẩm lành mạnh nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Thành phần dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì đây là một nguồn vitamin, khoáng chất và protein phong phú, giúp thúc đẩy sức khỏe của tim mạch và trí não. Mặc dù trong tôm có cholesterol cao, nhưng không tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Thậm chí nó còn giúp giảm lượng chất béo trung tính và các cholesterol xấu LDL trong cơ thể bạn.
Những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả cao
Cải tạo ao nuôi và bón phân tạo màu
- Cải tạo ao nuôi: vệ sinh ao nuôi, tháo cạn nước, phơi ao từ 10-15 ngày sau đó cho nước ngập ao khoảng 20cm để diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống (100kg/ha) hoặc chlorin (8kg/ha) từ 3-6 ngày. Tiếp theo tháo cạn nước trong ao rồi bơm nước sạch vào rửa ao 3 lần, cuối cùng đợi triều cương bơm nước vào đầy ao nuôi sâu khoảng 2m.
- Bón phân tạo màu cho ao nuôi: bón phân đạm và phân lân theo tỷ lệ 1/9, lượng bón 1,5kg/ha để gây nuôi sinh vật thức ăn ban đầu cho tôm. Điều tiết độ trong trên dưới 40cm.
Lưu ý khi thả giống tôm
- Chọn tôm giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài 1cm.
- Mật độ 15.000 con/ha.
- Thời gian thả: buổi chiều, nhiệt độ trong ao mát, đứng ở đầu hướng gió thả tôm giống nhẹ nhàng xuống ao nuôi.
Chú ý trong việc cho ăn và quản lý ao nuôi
- Điều tiết chất nước: thường xuyên kiểm tra nước trong ao nuôi tôm. Nếu nước cạn tiến hành thêm nước từ từ (10-30%/ngày), giữ độ trong từ 40-60cm, độ mặn từ 10-25%.
- Cho ăn: 15 ngày đầu cho ăn thịt cá xay nhuyễn với số lượng ít. Sau 15 ngày cho tôm ăn thức ăn dạng viên (2-4 lần/ngày, ban ngày 30% lượng thức ăn, ban đêm 70% lượng thức ăn). Mức cho ăn trước lúc tôm đạt cỡ 10g/com là 6,4% thể trọng tôm; tôm đạt cỡ 15g/con là 4,6% thể trọng tôm; tôm đạt cỡ 20g/con là 3,2% thể trọng tôm.
Đề cao vấn đề phòng và trị bệnh cho tôm
Đề cao vấn đề phòng bệnh cho tôm bằng cách thường xuyên kiểm tra khả năng sinh trưởng của tôm; kiểm tra chất lượng nước (màu nước, độ trong, độ mặn, độ pH…); kiểm tra chất lượng thức ăn của tôm; kiểm tra nồng độ oxy trong ao nuôi…
Lưu ý: trừ ao nuôi bán thâm canh còn các ao nuôi khác đều phải đặt máy quạt nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm; vừa đảo đều nước; vừa tạo thành dòng chảy tuần hoàn để gom sạch chất thải tạo môi trường nước sạch cho tôm phát triển tốt.
Lưu ý khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Trước khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng cần chọn thời điểm thích hợp để tôm có vỏ cứng. Thời gian nuôi của tôm là 63 ngày, kích cỡ tiêu chuẩn trung bình là 70 con/kg. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây: Tấm bạt, vợt, rổi, xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch, đá sạch, giai và lưới… Tùy theo sản lượng tôm mà cần bố trí nhân lực cho hợp lý.